Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2016

GDÂN: Dạy hát: Chiếc khăn tay

Hình ảnh
GDÂN: Dạy hát: Chiếc khăn tay Nghe hát : chim mẹ chim con TCÂN: Chim mẹ chim con 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Rèn kỹ năng nghe, hát to, rõ ràng cho trẻ - Trẻ thích ca hát, giữ gìn đồ dùng học 2. Chuẩn bị: - Nhạc không lời bài hát: Chiếc khăn tay, mũ chóp - Ghế cho trẻ ngồi hình chữ U - Đồ dùng phục vụ âm nhạc 3. Tiến hành: * HĐ1 - Trốn cô, trốn cô. Cô cho trẻ quan sát chiếc khăn tay - Hỏi trẻ: Cô có gì đây? (chiếc khăn tay). Chiếc khăn tay dùng để làm gì? (để lau tay, lau mặt, lau mũi) - Bác Văn Tấn rất thích chiếc khăn tay nên đã sáng tác một bài hát rất hay, đó là bài hát: Chiếc khăn tay * Hoạt động 2 a. Dạy hát: Chiếc khăn tay - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần - Cô hát lần 2 (kết hợp điệu bộ minh họa) - Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài hát gì? Ai sáng tác? Bài hát nhắc đến cái gì? Chiếc khăn tay ai may cho em? Trên chiếc khăn mẹ thêu con gì? Em có thích không? Em phải làm gì để giữ sạch chiếc khăn? (không được vứt khăn xuống sàn nhà, treo khăn lên gọn gàng….) - Cho cả

Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn

Hình ảnh
Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn                               1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết và nhớ được một số đồ dùng đồ chơi - Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ  - Trẻ biết giữ gìn và chơi đồ chơi cùng bạn 2. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đồ chơi: Bút màu, búp bê,…. - Chiếu cho trẻ ngồi hình chữ U 3. Tiến hành: * Hoạt động1 - Cho trẻ đọc bài thơ: Bạn mới - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ * Hoạt động 2 - “Trời tối, trời tối”_ Trẻ nhắm mắt lại, cô đưa búp bê đặt lên bàn - “Trời sáng, trời sáng”_ Trẻ làm gà gáy “ò ó o o…” - Cho trẻ quan sát búp bê, hỏi trẻ: Cô có gì đây? (cho trẻ phát âm: “Búp bê”). Búp bê mặc quần áo màu gì? (màu đỏ). Búp bê dùng để làm gì? Khi chơi các con có được làm rách, làm hỏng không? Có cho bạn chơi cùng không? - “Trời tối, trời tối”_ Trẻ nhắm mắt  lại, cô cất búp bê, để bút màu lên bàn - “Trời sáng, trời sáng”_Ò ó o o…. - Hỏi trẻ: Cô có gì trên bàn đây? (cho trẻ phát âm: “Bút màu”). Bút màu dùng để làm gì? Cô có những màu gì đ

Giáo án vận động: Đi qua chướng ngại vật

Hình ảnh
Giáo án vận động: Đi qua chướng ngại vật TCVĐ: Gieo hạt 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ thực hiện được vận động cơ bản, biết cách đua cao chân dể bước qua chướng ngại vật - Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ , - Trẻ có ý thức trong giờ học 2. Chuẩn bị: - Sân tập rộng rãi, thoáng mát, - Một số chướng ngại vật do cô tự tạo 3. Tiến hành: * Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn và kết hợp các kiểu chân * Trọng động: a. BTPTC: Thổi bóng - ĐT 1: Thổi bóng - ĐT 2: Đưa bóng lên cao - ĐT 3: Cầm bóng lên - ĐT 4: Bóng nẩy b.  VĐCB: Đi qua chướng ngại vật - Cô giới thiệu tên vận động - Cô làm mẫu lần 1 không giải thich - Cô làm mẫu lần hai kèm giải thích : Chuẩn bị Cô đứng ở vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô bước chân qua các chướng ngại vật mắt nhìn thẳng cô đi qua các chướng ngại vật sau đó về hàng của mình - Cho trẻ nhắc lại cách vận động - Cho 2 trẻ lên thực hiện - Hỏi trẻ bạn vừa thực hiện vận động gì? Cô nhận xét -  Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện, mỗi trẻ thực hiện 3 – 4 lần (cô bao quát và nh

Kế hoạch chủ đề: Bé biết nhiều thứ

 Kế hoạch chủ đề:  Bé biết nhiều thứ ND      THỨ 2    THỨ 3   THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 Đón trẻ TDS Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất độ dùng đúng nơi qui định Tập với băng đĩa nhà trường Hoạt Động Có Chủ Đích  VĐ Đi qua chướng ngại vật TCVĐ: Gieo hạt NBTN đồ dùng đồ chơi  của bé và bạn GDAN DH: Chiếc khăn tay NH: Chim mẹ chim con LQVH Thơ : Đôi dép NBPB phân biệt to –nhỏ Hoạt động góc -          Góc phân vai: Bán hàng , nấu ăn -          Góc xây dựng: Xây lớp học -          Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh về chủ đề -          Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây Hoạt động ngoài trời Dạo chơi hít thở không khí trong lành TCVĐ: Bắt bướm Đọc thơ cho trẻ nghe : đôi dép TCVĐ : Nu na nu nống Quan sát xích đu TCVĐ : Dung dăng dung dẻ Nhặt lá vàng rơi trên sân TCVĐ : Nu na nu nống Quan sát cầu trượt TCVĐ : Gieo hạt Hoạt động chiều HĐTCM: Nu na nu nống - Chơi ở các góc LQBH: chiếc

Giáo án tạo hình: Xâu vòng theo màu tặng bạn

Hình ảnh
Giáo án tạo hình: Xâu vòng theo màu tặng bạn 1 .Mục đích yêu cầu . -  Trẻ biết xâu vòng theo màu tặng bạn . - Bước đầu làm quen với hột hạt và dây xâu - Không được tranh giành đồ chơi của bạn; giữ gìn đồ dùng học tập, sản phẩm, của mình và của bạn 2 .Chuẩn bị . - Hạt và dây xâu - Cho trẻ ngồi vào chiếu . 3 .Tiến hành *  Hoạt động - Cho trẻ hát bài :”Cùng múa vui “. Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? * Hoạt động 2 - Hôm nay là sinh nhật bạn thỏ cô cháu mình cùng xâu những chiếc vòng thật đẹp để tặng bạn thỏ nhân ngày sinh nhật nhé. - Cô làm mẫu lần 1 (không giải thích) - Cô làm mẫu lần 2 (giải thích): tay trái cầm hạt để hở cái lổ, tay phải cầm dây sát đầu dây không thắt nút, dây xâu vào đúng cái lỗ để dây chui qua hạt, xâu 5-6 hạt sau đó buộc lại thành vòng . - Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng 10 hạt - Trẻ thực hiện: Cô bao quát và giúp đỡ trẻ còn yếu - Khi trẻ xâu xong cô giúp trẻ buộc lại thành vòng và hỏi: Vòng của cô màu gì? Vòng của con màu gì? Các con xâu vòng đ

LQVH: Chuyện "Đôi bạn nhỏ"

Hình ảnh
LQVH: Chuyện "Đôi bạn nhỏ" 1 .Mục đích yêu cầu . - Trẻ biết tên chuyện, tên nhân vật và hiểu nôi dung chuyện -  Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời được câu hỏi của cô . - Trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn .chú ý lắng nghe cô kể 2 .Chuẩn bị . - Tranh chuyện . - Que chỉ - Một số câu hỏi của cô. - Chiếu cho trẻ ngồi hình chữ U 3 .Tiến hành * Hoạt động 1 - Cô bắt chước tiếng kêu của các con vật: “Chiếp! Chiếp! Chiếp”, “Vịt! Vịt! Vịt”. Hỏi trẻ: - Đó là tiếng kêu của con gì? - Những con vật đó có trong câu chuyện gì? - Cô nhắc lại tên chuyện * Hoạt động 2 a. Kể diễn cảm - Cô kể chuyện lần 1 không dùng tranh . - Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa (cô giới thiệu cách giở sách và chỉ chữ cho trẻ nghe) - Cô kể lần 3 b. Đàm thoại : - Cô vừa kể câu chuyện gì? +Trong chuyện có những ai? +Bạn gà tìm giun ở đâu? Còn bạn vịt mò ốc ở đâu? + Con gì đuổi bắt gà con? Sợ quá gà con kêu như thế nào? - Con cáo có ác không các con? Vì sao - Bạn vịt có tốt không? Vì sao? - Trong câu chuyện c

Giáo án âm nhạc: Dạy hát "Bạn ở đâu"

Hình ảnh
Giáo án âm nhạc:  Dạy hát "Bạn ở đâu" Nghe hát : cả nhà thương nhau 1.Mục đích yêu cầu . - Trẻ nhớ tên tác giả, bài hát - Trẻ thuộc và hát đúng bài hát - Trẻ hưởng ứng bài hát cùng cô - Rèn giọng hát và hát đủ từ và đúng từ - Trẻ biết giúp đỡ, yêu thương bạn và những người thân trong gia đình 2. Chuẩn bị . - Cô thuộc bài hát - Bộ đồ dùng phục vụ âm nhạc - Ghế cho trẻ ngồi hình chữ U 3. Tiến hành * HĐ1Ổn định . - Cho trẻ xem ảnh của các bạn đang chơi đùa với nhau, trò chuyện với trẻ về bức ảnh đó. - Có một bài hát rất hay cũng nói về tình bạn, đó là bài hát “bạn ở đâu” mà hôm nay cô muốn giới thiệu vơi chúng ta đấy                                                                  * Hoạt động 2: Dạy hát a. Dạy hát: “Bạn ở đâu” - Cô hát lần 1 (không kết hợp điệu bộ minh họa) - Cô hát lần 2 – 3 kết hợp điệu bộ minh họa - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát - Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần . - Cho từng tổ, nhóm, cá nhân hát (cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Hỏi trẻ vừa hát bài gì? Do
Hình ảnh
Nhận biết tập nói: Gọi tên bé và tên các bạn 1. Mục đích yêu cầu . - Trẻ nhận biết tên mình, tên các bạn trong nhóm . - Biết chơi khi tham gia trò chơi: “chỉ đúng tên  “. - Trẻ không tranh giành đồ chơi của bạn . 2. Chuẩn bị . -  Một số ảnh màu có hình ảnh của trẻ chụp chung cùng cô và các bạn . - Chiếu cho trẻ ngồi. 3. Tiến hành: - Cô cho trẻ hát bài:“Búp bê” - Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nhắc đến ai? - Cho trẻ quan sát bức ảnh của lớp. Hỏi trẻ: Trong bức ảnh có những ai? (trẻ gọi tên các bạn trong ảnh) Các bạn đang làm gì? Trong bức ảnh còn có đồ vật gì? Có màu gì? Dùng để làm gì? (trẻ trả lời) - Cô khái quát lại nội dung bức ảnh: tên các bạn, các đồ vật, màu sắc và công dụng của những đồ vật đó. - Hỏi trẻ: Khi chơi các con có được dành đồ chơi của bạn không? Có được vứt đồ chơi lung tung không? - Nhắc trẻ khi chơi phải giữ gìn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn, không tranh dành của bạn, không được vứt lung tung, chơi xong cất đặt gọn gàng. * Trò chơi: Đoán tên bạn - Các

Vận động: Đi trong đường hẹp

Hình ảnh
Vận động: Đi trong đường hẹp TCVĐ : Gieo hạt 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tập theo cô các động tác và làm quen với cách đi trong đường hẹp - Trẻ biết đi trong đương hẹp và chạy khi nghe tín hiệu của cô . - Trẻ thường xuyên tập thể dục để khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị: - Sàn nhà sạch sẽ thoáng mát. - Phấn vẽ. 3. Tiến hành hoạt động: * HĐ1: Khởi động - Cô và trẻ cùng đi quanh sân tập 1 vài vòng kết  hợp các kiểu đi rồi cho trẻ chạy nhanh dần sau đó chậm dần rồi cuối cùng đứng thành vòng tròn . * HĐ2: Trọng động a. BTPTC: : Tay em - Động tác 1: Tay em + TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay dấu sau lưng . 1. Tay đẹp đâu? Trẻ đưa 2 tay ra phía trước và nói “ Tay đẹp đây “ 2. Đưa 2 tay dấu sau lưng (2-3 lần ) - Động tác 2: Đồng hồ tích tắc + TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm vành tai cô nói “Đồng hồ kêu tích tắc “trẻ làm động tác nghiêng về 2 phía . - Động tác 3: Hái hoa. + TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi . 1. Hái hoa: Trẻ ngồi xuống tay vờ hái hoa . 2. Đứng lên (2-3lần ). b .VĐCB: Đi trong đường hẹp

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN ND      THỨ 2    THỨ 3   THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 ĐT TDS Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp nhắc trẻ biết chào mẹ và chào cô Tập với băng đĩa nhà trường C T C C Đ       VĐ Đi trong đường hẹp Tcvđ : gieo hạt    NBTN Trò chuyện về Bé và các bạn GDÂN DH :Bạn ở đâu NH:Cả nhà thương nhau bạn nhỏ LQVH       chuyện : Đôi bạn nhỏ TẠO HÌNH Xâu vòng theo màu tặng bạn H Đ G - Góc phân vai: Tắm cho em bé - Góc vận động: Xâu vòng theo màu tặng bạn - Góc hoạt động với đồ vật: Xếp ngôi nhà - Góc thiên nhiên: Bé xem cô tưới nước cho cây H Đ N T Quan sát ảnh các bạn trong lớp TCVĐ:con thỏ Đọc thơ cho trẻ nghe : yêu mẹ TCVĐ: bóng tròn to Quan sát đồ chơi ngoài trời TCVĐ:gieo hạt Dạo chơi sân trường TCVĐ: con thỏ Tham quan vườn hoa TCVĐ: gieo hạt H Đ C - Hướng dẫn trò chơi mới: Đuổi theo bắt lấy thỏ *Chơi ở các góc LQBH: bạn ở đâu *Chơi ở các góc LQC