Giáo án Thơ: "Ong nâu và bướm vàng"

Giáo án Thơ: "Ong nâu và bướm vàng"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung thơ: Ong nâu chăm chỉ chuyên cần/Bướm vàng nhởn nhơ lười biếng.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Giáo dục trẻ biết siêng năng chăm chỉ và yêu quý các loài vật quanh ta.
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình có: Tổ ong, con ong, con bướm,  cây xanh, hoa.
- Hình ảnh minh họa bài thơ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Chơi trò chơi “Ong bay”
-> Cô cho trẻ di chuyển đến mô hình vườn hoa.
- Cho trẻ quan sát mô hình và nêu những gì trẻ thấy.
- Cho trẻ về 4 tổ thực hiện xé giấy, tạo thành con bướm, con ong để trang trí mô hình.
- Cô mở nhạc bài “Ong và bướm”
- Cho trẻ gọi tên ong, bướm trên mô hình
- Chuyển ý giới thiệu bài thơ “Ong nâu và bướm vàng”.
* Hoạt động  2: Đọc thơ cho trẻ nghe
+ Đọc thơ diễn cảm lần 1. Cô đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý ngắt nhịp thơ đúng
+ Cô đọc mẫu với tranh
+ Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp minh họa qua mô hình
* HĐ 2: Đàm thoại, giải  từ khó
- Trong bài thơ nói ong, bướm như thế nào?
+ Trong bài thơ nói ong nâu như thế nào?
+ Khi trời mưa tại sao Ong nâu không rách cánh mà bướm lại rách cánh ?
+ Ong và bướm con thích con vật nào? tại sao thích? tại sao không thích?
+ Hằng ngày để không bị chê như bướm vàng con phải làm sao để được mọi người khen.
- Cô giải thích từ khó:
+ Chuyên cần: Siêng năng làm việc, làm nhiều hơn nghỉ.
+ Hàng trăm ô cửa: tổ ong có nhiều lổ nhỏ, mỗi lổ nhỏ người ta ví như 1 ô cửa.
* Tóm tắt nội dung giáo dục
- Ong nâu rất chăm chỉ siêng năng làm việc, bướm vàng thì mãi rong chơi, lười biếng bị mọi người chê cười. Giáo dục trẻ siêng năng làm những việc vừa sức để giúp đỡ mọi người.
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
+ Cô tổ chức dạy trẻ học thuộc thơ cùng cô ( lớp, nhóm, cá nhân…) nhiều lần.
+ Cô mời một bạn xung phong đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe?
*  Hoạt động 4: Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương và kết thúc tiết học.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát vườn rau của lớp lớn A
+ Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loại rau
- Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại
- Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại rau trong vườn trường, không dẫm lên rau
+ Chuẩn bị:
- Vườn rau của nhà trường
- Xắc xô.
- Đồ chơi ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, dụng cụ chăm sóc cây
a. HĐCCĐ:                                    
* Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: 
- Trẻ vui hát “Con chuồn chuồn” và đi ra vườn rau
- Các con nhìn xem chúng mình đang đứng ở đâu?
- Đúng rồi đây là vườn rau của lớp chúng mình đấy.
- Các con nhìn  xem trong vườn rau có những loại rau gì?
- Cô chỉ vào rau cải hỏi:
+ Con có nhận xét gì về cây rau cải ?
- Cây rau cải có rể, lá, lá to màu xanh…
+ Trồng cây rau cải để làm gì?
+ Phần nào của rau ăn được?
+ Cây rau cải được chế biến thành những món gì?
- Cô chỉ vào cây rau ngót và hỏi:
+ Đây là cây rau gì?
- Cây rau ngót có đặc điểm gì?
- Thân cây rau ngót thế nào ?
- Rau ngót là loại rau ăn gì ?
- Con được ăn món ăn nào chế biến từ rau ngót?
- Ăn rau ngót cung cấp chất gì cho cơ thể ?        
- Cây rau ngót có thân, cành, lá màu xanh, cây rau ngót có nhiều lá xếp so le với nhau.
- Ngoài rau ngót thì trong vườn còn có những loại rau nào nữa?
- Cô cho trẻ  quan sát, nhận xét về rau dền đỏ, mùng tơi các bước như rau ngót, rau cải.
- Cô cháu mình vừa quan sát gì?
+ Chúng mình phải làm gì cho rau tốt tươi?
- Giáo dục trẻ: Rau cung cấp chất vi ta min là chất rất quan trọng góp phần vào sự phát triển của cơ thể. Vì vậy các con phải ăn đủ chất giúp cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh nhé
2. TCVĐ : “Rồng rắn”
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
3. CTD: Chơi với dụng cụ chăm sóc cây, chơi đồ chơi các loại rau, chơi trồng rau, gieo hạt rau, đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vui văn nghệ - LĐ cuối tuần - VS nêu gương
1. Văn nghệ cuối tuần
+ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ mạnh dạn tự tin lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Giáo dục trẻ biết cố gắng phấn đấu trong tuần tới.
+ Chuẩn bị
- Các tiết mục văn nghệ (Hát, múa, thơ, kể chuyện, đồng giao, ca dao,…. Về chủ đề)
+ Tổ chức thực hiện
- Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Vệ sinh nêu gương     
- Cô phân công cho từng nhóm sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc cho gọn gàng
- Cô và trẻ cùng làm kết hợp với trò chuyện, hướng dẫn, giáo dục trẻ cách bảo quản đồ chơi….
- Cô cho trẻ tự nhận xét, bình bầu bạn nào ngoan/chưa ngoan trong tuần vừa qua
- Cô nhận xét, đánh giá
- Phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
3. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước

Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn

Kế hoạch chủ đề: Bé biết nhiều thứ