Giáo án Tạo hình: Vẽ côn trùng
Giáo án Tạo hình: Vẽ côn trùng
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ sử dụng các kĩ năng đã được học để vẽ được nhiều côn trùng trong nhiều tư thế khác nhau như : bay, lượn…
- Sắp xếp trí tưởng tượng, bố cục và hình thức theo ý tưởng cá nhân
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các côn trùng có lợi và tránh xa các côn trùng có hại
II, CHUẨN BỊ
- Giấy A4, bút màu
- Tranh mẫu của cô
III, CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định
- Trẻ vui hát “Ba con bướm”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát hướng tới chủ đề:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát hướng tới chủ đề:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu
- Cô lần lượt treo từng bức tranh về các loài côn trùng cá cho trẻ quan sát:
+ Tranh 1: Con bươm bướm
- Đây là bức tranh gì?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Con bươm bướm có thân màu gì? Cánh của nó có màu gì?
- Để vẽ được con bươm bướm đẹp như thế này, chúng ta phải làm thế nào?
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ con bươm bướm.
+ Tranh 2: Con chuồn chuồn
- Đây là bức tranh thứ 2, bức tranh vẽ gì đây các con?
- Thân, cánh,... con chuồn chuồn như thế nào?
- Có màu gì?
- Con chuồn chuồn đang đậu ở đâu? (Cành cây)
- Cô hướng dẫn cách vẽ con chuồn chuồn cho trẻ.
+Tranh 3: Con ong
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh này?
- Màu sắc của con ong như thế nào?
- Bố cục bức tranh như thế nào?
- Để bố cục bức tranh cân đối chúng ta phải làm như thế nào?
- Đầu tiên chúng ta phải vẽ cái gì trước?
- Rồi đến các họa tiết phụ trên tranh như ông mặt trời là hình gì? Các tia nắng, cành cây phải vẽ cho cân đối, màu sắc phù hợp.
- Để vẽ được những bức tranh đẹp như thế này, khi vẽ các con phải ngồi như thế nào? (Ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, không cúi mặt xuống bàn).
* Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện: Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi, gợi ý để trẻ thể hiện ý định của mình trên bản vẽ và tô màu thành 1 bức tranh đẹp.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo sản phẩm của mình lên giá.
- Tập trung trẻ lên, cô và trẻ cùng nhận xét sp.
- Gọi 2-3 trẻ nhận xét.
- Cháu thích bức tranh nào nhất? Vì sao cháu lại thích bức tranh này?
- Cô nhận xét chung, sửa sai, động viên trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cây bàng mùa đông
+ Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được sự biến đổi tự nhiên của cây cối theo thời tiết của các mùa trong năm.
+ Tiến hành
a. HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái
- Cho trẻ đứng quanh cây bàng
+ Đây là cây gì? Thân, cành, lá, như thế nào?
+ Cây bàng vào mùa đông thì như thế nào? (Rụng lá)
- Cây sẽ đâm chồi nảy lộc vào mùa nào?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải làm gì?...
+ Cây giúp ích gì cho con người?
* Giáo dục trẻ:
b, Chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần
c, Chơi tự do:
- Chơi với bóng, câu cá, xếp hình, sỏi, đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, LQ cách vỗ TTPH “Con chuồn chuồn”
+ Chuẩn bị:
- Nhạc đệm bài hát Con chuồn chuồn
+ Tiến hành:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi tập tầm vông.
- Cô đưa bức tranh về con chuồn chuồn ra cho trẻ quan sát
- Trò chuyện với trẻ về bức tranh hướng tới chủ đề.
- Giới thiệu với trẻ cách vỗ tay theo TTPH bài “Con chuồn chuồn”
- Cô hát và vỗ tay 2 lần
- Cho cả lớp vỗ tay và hát theo cô nhiều lần
- Cô nhận xét, tuyên dương
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ
Đánh giá cuối ngày
………………………………………………………………………………...
Nhận xét
Đăng nhận xét