Giáo án âm nhạc dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố

Giáo án âm nhạc dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố
                       - Nghe hát: Đèn xanh đèn đỏ.
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ hát đúng nhạc, hứng thú với hoạt động âm nhạc, chơi trò chơi hứng thú.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng phản ứng nhanh khi có hiệu lệnh cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết chấp hành các luật lệ giao thông khi đi trên đường. Ngồi học ngoan, chú ý.
2. Chuẩn bị môi trường hoạt động.
- Đèn đỏ, đèn xanh, trống lắc, xắc xô, phách tre.
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát "Em đi qua ngã tư đường phố” và “Đèn xanh đèn đỏ ".
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cả lớp đọc bài thơ "Cô dạy con". Hỏi trẻ:
+ Trong bài thơ có những đèn hiệu gì? Đèn đỏ nhắc ta làm gì?
+ Còn đèn xanh? Vì sao phải chấp hành đúng tín hiệu đèn?
* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- hát cho trẻ nghe lần 1 và giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp nhạc đàn. Hỏi trÎ: Các con võa nghe cô hátbµi g×?
+ Bài hát "Em đi qua ngã tư đường phố" do ai sáng tác?
- Mời cả lớp đứng dậy hát  bài hát. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô mời từng tổ hát, khi cô dơ đèn hiệu thì trẻ biết phản ứng nhanh.
- Mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát và chơi theo tín hiệu.
- Hỏi trẻ: Các con vừa hát và vỗ tay theo cách nào?
- Nhạc sỹ Hoàng Văn Yến dạy các con chơi như thế nào? Khi gặp đèn đỏ thì phải như thế nào? Vậy khi thấy đèn xanh thì sao?
- Khi đi trên đường nếu không chấp hành luật lệ giao thông thì sẽ như thế nào? Tất cả mọi người và mọi phương tiện khi tham gia giao thông phải chấp hành luật gì? Vì sao?
* Hoạt động 3: Nghe hát bài “Đèn xanh đèn đỏ”.
- Cô giới thiệu tên bài hát "Đèn xanh đèn đỏ" nhạc Luơng Vĩnh, lời ý thơ Thế Hội.
- Cô hát cho trẻ nghe một lần làm điệu bộ minh hoạ. Hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói về đèn gì?
+ Khi có đèn đỏ nhắc ta làm gì? Còn đi nhé là đèn gì?
+ Vì sao phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông nhỉ?
- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô.


* Hoạt động 4: TCÂN: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cô nói lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngó tư đường phố” và nhẹ nhàng ra sân.
Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời
nội dung hoạt động: - Nhặt hoa xếp các biển báo giao thông.
- TCVĐ: Người tài xế giỏi.     - Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn.
1. Yêu cầu:
- Trẻ dùng các kỹ năng xếp hình và nhớ các biển báo đã học để xếp, biết những biển đó báo hiệu gì. Chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị:  - Sân bằng phẳng.
                       - Hoa tigôn rụng trên sân.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Nhặt hoa xếp các biển báo giao thông.
- Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng đi nhẹ nhàng ra sân.
- Trò chuyện với trẻ về các biển báo giao thông:
+ Các con đã nhìn thấy biển báo ở đâu? Có hình dạng như thế nào?
- Cô xếp mẫu cho trẻ xem một số biển báo. Hỏi trẻ cách xếp như thế nào?
- Cho trẻ xếp các biển báo theo ý thích của mình và cho trẻ nói ý nghĩa của các biển báo đó.
* TCVĐ: Người tài xế giỏi. Cho trẻ nói lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ lại vòi nước xếp hàng và rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.
* Hoạt động góc: Góc sách (Góc chính)




Nội dung hoạt động: - Liên hoan văn nghệ đóng chủ đề “Bé đi khắp nơi bằng các PTGT”, mở chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên”.
                                    - Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc các bài thơ, bài hát, chuyện trong chủ đề. Thể hiện lại một cách rõ ràng mạch lạc.
- Biết nhận xét, đánh giá về mình về bạn.
2. Chuẩn bị: - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện trong chủ đề.
                       - Tranh ảnh về chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên”.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Liên hoan văn nghệ đóng chủ đề Bé đi khắp nơi bằng các PTGT.
- Cả lớp hát và vận động bài: “Đèn đỏ đèn xanh”; “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Nhóm trẻ hát: “Đường em đi”, “Đèn giao thông, đi đường”...
- Đọc thơ: “Cô dạy con”, “Đèn giao thông”; “Giúp bà”; “Bé và mẹ”...
- Kể chuyện: “Thỏ con đi học”, “Xe lu và xe ca”, “Qua đường”...
* Mở chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên”: Cô cho trẻ xem tranh về thời tiết các mùa trong năm và trò chuyện cùng trẻ.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.

Nhận xét

  1. Cảm ơn bạn đã đăng blog này, tôi rất ấn tượng với blog của bạn và nó rất hữu ích cho tôi và những người khác. Vui lòng truy cập tại su pham mam non Bạn đang tìm kiếm thứ tốt nhất Giao duc mam non & Giao duc tieu ho? Chúng tôi là một trong những người giỏi nhất su pham mam non & Su pham tieu hoc trong Tiếng Việt.- http://mne.edu.vn/khoa-hoc/trung-cap-su-pham-tieu-hoc/

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước

Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn

Kế hoạch chủ đề: Bé biết nhiều thứ