GDAN: Hát vỗ tay theo nhịp: “Bạn ơi có biết”

GDAN: Hát vỗ tay theo nhịp: “Bạn ơi có biết”
                   Nghe hát: Tàu anh qua núi
                   TC: Hát theo tranh vẽ
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát, vận động thành thạo vỗ tay theo nhịp nhịp nhàng theo lời bài hát “Bạn ơi có biết”
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, nhẹ nhàng đúng giai điệu bài hát, trẻ biết hưởng
ứng cùng cô bài nghe hát Tàu anh qua núi
- Rèn kỹ năng hát đúng kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát “Bạn ơi có biết”.
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc đệm các bài hát “Bạn ơi có biết”,Tàu anh qua núi
- Xắc xô, phách tre, đàn....


III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
- Cô bật nhạc, trẻ đi từ ngoài vào xếp thành hình chữ U, đứng hát bài “Bạn ơi có biết”
- Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? (Bạn ơi có biết)
- Do ai sáng tác?
- Nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhỡ chúng ta điều gì? (Trẻ trả lời theo hiểu biết)
* Hoạt động 2: Hát vỗ tay theo nhịp “bạn ơi có biết”
- Để bài hát được hay hơn chúng mình có những cách vận động nào nhĩ? (2-3 trẻ trả lời theo hiểu biết)
- Ngoài lời hát hay, bài hát còn có rất nhiều cách vận động nữa đấy, và ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình cách vận động vỗ tay theo nhịp rất hay. Vậy bạn nào giỏi có thể cho cô biết vận động theo nhịp là vận động như thế nào? (Cho 1 trẻ lên vận động thử)
- Bây giờ các con cùng xem cô vận động nhé!
- Cô vận động vỗ tay theo nhịp lần 1
- Lần 2 kết hợp giải thích (Cô vừa nhún theo nhạc vừa hát đồng thời vỗ tay 1 cái vào phách mạnh rồi mở ra vào phách nhẹ, cứ như vậy cho đến hết bài)
- Cô cho cả lớp vận động theo nhịp
- Mời tổ “ Đèn đỏ” ( Hát vận động theo nhịp)
- Bây giờ là phần thể hiện của tổ “ Đèn vàng” ( Hát vận động theo nhịp)
- Tiếp theo xin mờ tổ “ Đèn xanh” ( Hát vận động theo nhịp)
- Các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?
- Trẻ vui đọc đồng giao “Đi cầu đi quán” Đi vòng tròn di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát họa my” của lớp Lớn A của chúng ta ngày hôm nay.
- Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các ca sỹ nhí đến từ ban nhạcHon đa” ( gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
- Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)
- Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
- Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
- Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
- Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Lớn A (Trẻ vui hát “Bạn ơi có biết”  đi vòng tròn di chuyển về hình chữ U).
* Hoạt động 3: Nghe hát  Tàu anh qua núi
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát “Tàu anh qua núi”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 (Ngồi hát)
- Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?
- Do ai sáng tác?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Đứng dậy biểu diễn và cho trẻ hưởng ứng theo cô)
* Hoạt động 4: Trò chơi
- Các con ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn được chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên Hát theo tranh vẽ các cháu có thích không?
- Cô nêu luật chơi cách chơi
- Cho trẻ chơi cô quan sát gợi ý động viên trẻ.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Kết thúc: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Bạn ơi có biết”  nhẹ nhàng đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Giải câu đố về các loại PTGT
a, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn
- Trò chuyện về chủ đề
- Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử ra 1 đội trưởng cầm xắc xô đại diện trả lời.
- Cô đọc câu đố về các loại PTGT cho 3 đội thi đua trả lời bằng cách rung xắc xô, đội nào rung được trước đội đó dành quyền trả lời, nếu trả lời sai cơ hội cho 2 đội còn lại. Mỗi một câu trả lời đúng được thưởng 1 PTGT, sau khi chơi xong đội nào dành được nhiều PTGT nhất là đội đó thắng cuộc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ: Chấp hành đúng luật lệ khi tham gia giao thông.
b, TCVĐ: “Bánh xe quay”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….

- Cô nhận xét tuyên dương.
Xem thêm: giáo án vỗ tay theo nhịp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước

Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn

Kế hoạch chủ đề: Bé biết nhiều thứ