Tạo hình: Nặn quà trung thu: Nặn bánh, nặn quả bưởi

Tạo hình: Nặn  quà trung thu: Nặn bánh, nặn quả bưởi
1. Mục đích:
* Kiến thức: Trẻ biết nặn các hình tròn, hình vuông....để tạo thành những món quà.
* Kỹ năng:
- Rèn một số kĩ năng chọn màu, nặn cho trẻ: lăn đọc, xoay tròn, ấn dẹt,…
* Thái độ:
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu,  Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Biết rữa tay sạch sẽ  với xà phòng và biết tiết kiệm nước.
2. Chuẩn bị:
- Mẫu của cô: Bánh trung thu, quả bưởi.
- Bảng con, đất nặn, khăn lau đủ cho trẻ và cô, bàn ghế.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô cất cho cả lớp hát bài “Vui trung thu”, trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu, các món quà có trong ngày tết trung thu.
* Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại vật mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu và hỏi trẻ:
+ Các cháu nhìn xem cô có gì đây? Những món quà này thường có trong ngày gì?
+ Ngày tết trung thu là ngày của ai?
+ Hôm nay, các cháu có thích nặn những món quà tặng bạn không?
+ Muốn nặn được các cháu hãy quan sát cô nặn mẫu nhé.
* Hoạt động 3: Nặn mẫu.
- Cô nặn mẫu, vừa nặn vừa phân tích cách nặn cho trẻ:
+ Nặn bánh: Cô nhồi đất nặn thật mềm, cô xoay tròn, sau đó cô ấn dẹt… tạo thành chiếc bánh trung thu.
+ Nặn quả bưởi: Cô cũng nhồi đất thật mềm,  cô xoay tròn tạo thành quả bưởi, cô lấy thêm một phần đất màu xanh nặn cuống và lá gắn vào.
- Nặn xong cô gợi hỏi trẻ: Cô vừa nặn được gì nào?
+ Cô nặn như thế nào? Các cháu có thích nặn những món quà giống cô không?
* Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô mời trẻ về nhóm, phát bảng con, đất nặn đến từng trẻ.
- Cô bao quát và đi đến bên từng trẻ nhắc nhở, gợi ý và động viên trẻ nặn. Những trẻ yếu cô hướng dẫn, giúp đỡ thêm để trẻ tự tạo ra sản phẩm của mình.
* Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm.
- Cô mời trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày, cô chọn và trưng bày những sản phẩm đẹp hơn thành 1 nhóm, những sản phẩm còn lại 1 nhóm.
- Cả lớp xem và mời 1 số bạn nhận xét: Cháu thích sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao cháu thích? Bạn nặn được gì? Bạn nặn như thế nào?...
- Mời 1 số trẻ lên tự giới thiệu về sản phẩm của mình: Tên gọi, màu sắc…
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ nặn đẹp, động viên trẻ yếu cố gắng để lần sau nặn đẹp hơn.
* Kết thúc:  Cô cho trẻ nặn đẹp mang sản phẩm của mình về trưng bày ở góc tạo hình.


KẾ HOẠCH TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động:- Dọc bài đồng dao “Chú cuội ngồi gốc cây đa”.
- TCDG: Lộn cầu vồng.   Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn...
1. Mục đích:
- Trẻ dạo chơi hít thở không khí trong lành, được vui chơi phát tiển thể lực và biết tên, nội dung, học thuộc bài đồng dao. Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị: Sân chơi rộng, sạch sẽ, mũ mèo, mũ chuột.
3. Cách tiến hành tổ chức hoạt động:
- Cô thảo luận cùng trẻ trước khi ra sân, nhắc nhở trẻ tắt điện, tắt quạt trước khi ra sân.
* Đọc đồng dao “Chú cuội ngồi góc cây đa”.
- Cô dẫn trẻ ngồi dưới giàn hoa ti gôn.
- Cô đọc cho trẻ nghe cả bài đồng dao một lần; Sau đó cô cho trẻ đọc từng câu theo cô.
- Hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài đồng dao gì? Bài đồng dao nói về ai?
+ Nội dung bài đồng dao nói về gì? Chú cuội, chị hằng thường xuất hiện khi nào?...
- Cô mời cả lớp đọc theo cô. Khi trẻ thuộc cô cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân….thi đua.
- Giáo dục trẻ khi ra sân phải giữ gìn vệ sinh chung.
* TCDG: “Lộn cầu vồng”: Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 3 -  4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, phấn...
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát… Chơi xong rửa tay chân, mặt mũi sạch sẽ.

                      * Hoạt động góc: Góc nghệ thuật (Góc chính)

KẾ HOẠCH TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Rèn kĩ năng rữa tay, rữa mặt, trang trí lớp học đón tết trung thu.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Hình thành ở trẻ thói quen rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rữa mặt sạch sẽ. Trẻ biết tiết kiệm nước và hứng thú tham gia trang trí lớp để đón tết trung thu.
2. Chuẩn bị:
- Xà phòng, khăn lau, vòi nước sạch. Một số bóng bay, đèn ông sao, đèn lồng….
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Rèn kĩ năng rữa tay, rữa mặt.
* Rữa tay: Cô hướng dẫn trẻ:
- Nhúng tay vào nước, lấy phòng xoa vào lòng bàn tay, chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay, mu của bàn tay kia và ngược lại. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay kia và ngược lại.
- Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch, lau khô tay = khăn sạch.
* Rữa mặt:
Cô cũng hướng dẫn cho trẻ nắm từng bước và thực hành giống “Rữa tay”.
* Chơi theo ý thích ở các góc:
- Trẻ về góc tự chọn vai chơi và nhóm chơi theo ý thích của mình cô bao quát và động viên trẻ chơi. Chơi xong trẻ tự thu dọn đồ chơi ở các nhóm gọn gàng.
* Đánh giá cách hoạt động trong ngày (ăn - ngủ - HĐCCĐ - HĐNT).
………………………………………………………………………………………………..

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước

Nhận biết tập nói: Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bé và bạn

Kế hoạch chủ đề: Bé biết nhiều thứ